sua dien lanh tan nha

12 thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

Mỗi gia đình hiện nay đa số ai cũng sắm cho gia đình mình chiếc lò vi sóng vừa tiện dụng và rất cần thiết cho gia đình vào những ngày tổ chức tiệc hoặc ngày bận rộn. Nhưng không phải thế mà thực phẩm nào cũng có thể nấu được trong lò vi sóng. Những thực phẩm dưới đây không nên cho vào lò vi sóng các bạn nên tham khảo.

12-thuc-pham-khong-nen-cho-vao-lo-vi-song

12 thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng

1/ Trứng

Cho trứng vào lò vi sóng sẽ gây nổ bởi nhiệt độ dung dịch bên trong quả trứng tăng cao, khí nóng không có chỗ thoát hơi khiến cho trứng bị nổ. Tuy nhiên nếu vẫn muốn sử dụng lò vi sóng để chế biến trứng thì trước khi bỏ vào lò, bạn có thể đập trứng ra, cho vào dụng cụ chịu nhiệt, dùng đĩa đâm vào lòng đỏ cho trứng có chỗ thoát hơi và bọc màng nhựa lại.

2/ Sữa mẹ

Lợi ích cốt lõi của việc dùng sữa mẹ là để cho trẻ có thể hấp thu những chất kháng khuẩn mạnh mẽ vốn có trong sữa mẹ. Tạp chí Pediatrics đã làm thí nghiệm trên 22 mẫu sữa mẹ đông lạnh và được hâm lại bằng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp hoặc cao và nhận thấy rằng, ở sữa mẹ được hâm lại, vi khuẩn E-coli phát triển rất nhiều.

Kết quả này cao hơn 18 lần so với sữa được nấu lại mà không dùng lò vi sóng. Các mẫu hâm trong lò vi sóng với nhiệt độ thấp làm giảm hoạt động của hệ enzyme một cách đáng kể cũng như thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn có hại cho trẻ.

3/ Nước

Nhiều người có ý nghĩ đun sôi nước bằng lò vi sóng mà không biết rằng việc làm này sẽ nguy hiểm. Lò vi sóng làm nước nóng lên nhưng nó lại hình thành nên bong bóng trong suốt quá trình làm nóng đó. Do vậy, khi lấy nước khỏi lò, lúc đó bọt nước hình thành sẽ bị vỡ và có thể bắn vào người bạn gây bỏng. Nếu bạn vẫn có ý định đun sôi nước bằng lò vi sóng thì hãy thả vào cốc nước một que khuấy bằng gỗ và khi ly nước đã sôi thì nên mở cửa lò, để yên một lát rồi hãy lấy ly nước ra.

4/ Bông cải xanh

Bất kỳ hình thức nấu nào cũng sẽ phá hủy một vài dưỡng chất trong thực phẩm. Hấp là hình thức nấu ăn nhẹ nhàng nhất mà cũng làm mất khoảng 11% lượng chất chống ôxy hóa trong bông cải xanh. Luộc bông cải xanh bằng lò vi sóng có thể làm mất đến 97% các chất ôxy hóa có lợi chứa trong nó.

5/ Bánh mì, bánh pizza

banh-pizza

Khi cho bánh mì vào lò vi sóng sẽ khiến bánh mì bị khô cứng, mềm, rất khó nuốt. Bánh nhanh chóng bị mất đi tính liên kết của các bột nhào nặn nên ăn bánh sẽ không ngon nữa. Vì vậy, nếu bạn muốn làm nóng bánh mì thì tốt hơn hết là bạn hãy để bánh mì vào lò nướng.Tương tự như bánh mì, không nên cho loại bánh pizza này vào lò vi sóng nướng vì nó nhanh chóng trở nên rắn như đá, khô cứng và mất hết mùi vị.

6/ Trái cây đông lạnh

Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến trái cây mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bởi nhiệt độ cao của lò. Đặc biệt là bạn không nên cho nho vào lò vi sóng, dù là nho tươi hay nho khô bởi nho sẽ bị nổ tung và thải ra nhiều khí làm hỏng lò.

Các nghiên cứu ở Nga vào cuối những năm 1970 đã cho thấy, rau củ quả được rã đông trong lò vi sóng làm chuyển hóa những glucoside và gaclactacside có lợi thành những chất có thể gây ung thư. Người Nga cũng tiếp tục nghiên cứu vào đầu những năm 1990 và thấy những ảnh hưởng về miễn dịch học của lò vi sóng. Trái cây đông lạnh tốt nhất được tự rã đông trong tủ lạnh hoặc đơn giản là trên kệ bếp ở nhiệt độ phòng.

7/ Rã đông thịt

Tùy thuộc vào từng loại lò vi sóng có hay không có chế độ xoay, thịt có thể được rã đông hoặc nấu không đều. Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá.

Khi nhiệt độ đạt từ 4,5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.

Theo nghiên cứu của Nhật, miếng thịt nấu trong lò vi sóng lâu hơn 6 phút sẽ mất tới một nửa lượng B12. Cách rã đông hiệu quả hơn là để thịt trong tủ lạnh qua đêm hoặc để dưới vòi nước lạnh đang chảy. Hơn nữa, rã đông bằng lò vi sóng sẽ làm thực phẩm kém ngon.

8/ Thức ăn bọc nhựa hoặc đựng trong vật dụng nhựa

thuc-an-dung-trong-hop-nhua

Tuyệt đối không nấu trong lò vi sóng bằng bất cứ thứ gì có nhựa bao quanh. Khi bạn đun nóng thức ăn được bao quanh bằng vỏ nhựa, bạn có thể tạo nên những chất gây ung thư.

Nấu những thứ được gói bằng nhựa hoặc đựng trong hộp nhựa có thể thải ra những chất độc hóa học nguy hiểm trực tiếp vào trong thức ăn của bạn. Những hóa chất đó bao gồm: BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzene, toluene, xylene. Tương tự, tuyệt đối không nên làm nóng bình sữa bằng nhựa của bé trong lò vi sóng.

9/ Động vật có vỏ cứng

Khi cho vào lò vi sóng các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò… thì chúng sẽ có mùi như cao su. Khi món ăn chín thì sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản

10/ Các loại rau củ đặc

Một số loại rau củ đặc như khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bí ngồi… đều không nên đưa vào lò vi sóng bởi chúng sẽ bị nổ văng ra. Bạn có thể dùng đũa hoặc dĩa chọc nhiều lỗ trên thân củ trước khi đưa vào lò.

11/ Cà rốt

Trong cà rốt có chứa sắt, magiê và selen. Vì vậy, nếu bạn cho cà rốt vào trong lò vi sóng thì cà rốt sẽ nhanh chóng biến thành ngọn lửa với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng và làm hỏng lò.

12/ Nước xốt cà chua

nuoc-sot-ca-chua

Cho nước xốt cà chua vào lò vi sóng tuy không gây nguy hiểm như những thực phẩm khác nhưng nước xốt nóng dễ bắn tung tóe làm bẩn lò. Để tránh trường hợp này thì bạn có thể dùng giấy sáp đậy kín miệng đĩa đựng nước xốt để giữ vệ sinh lò.

 

 

Bài viết liên quan
Website: Sửa Điện Lạnh Tận Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012