Bạn có biết gì về máy lạnh chưa? sau một thời gian sử dụng máy lạnh sẽ có những hư hỏng bất ngờ xảy ra mà bạn có thể sẽ không biết được nguyên nhân cũng như không biết về cách khắc phục. Máy lạnh cũng như cơ thể con người có lúc ốm đau, có lúc khỏe mạnh. Bạn cần đọc tìm hiểu mọi thứ về máy lạnh cũng như các bệnh thường gặp có thể xảy ra đối với máy lạnh để sử dụng máy lạnh được tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của máy lạnh.
- Hướng dẫn phát hiện gas máy lạnh bị rò rỉ
- Các loại gas thường dùng cho máy lạnh hiện nay
- Những điều không nên khi sử dụng máy lạnh
Tất cả mọi thứ bạn cần biết để sử dụng máy lạnh tốt hơn
1/ Máy lạnh quá lạnh
Nguyên nhân:
- Bộ điều khiển nhiệt độ bị hư.
- Điều chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.
Khắc phục:
- Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
2/ Quạt dàn nóng, dàn lạnh không chạy
Nguyên nhân:
- Ngắn mạch hay đứt dây.
- Bộ điều khiển nhiệt độ bị hư.
- Tụ điện bị hư hay ngắn mạch.
- Cuộn dây contactor quạt bị hư.
- Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
Khắc phục:
- Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
- Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn.
Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ. - Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm.
- Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ.
3/ Remote bấm không ăn
Nguyên nhân:
- Do dùng loại pin thường lâu ngày bị rỉ sét làm hư đầu tiếp xúc pin, giữa pin và bo mạch của Romote mất đường dẫn.
- Do làm rơi, làm đứt mạch điện dẫn tới bấm không ăn.
- Do hỏng mắt thần.
Khắc phục:
- Cần loại bỏ rỉ sét, lấy pin cũ ra rồi bỏ pin mới vào và lại sử dụng bình thường.
- Mở điều khiển ra và xem có đoạn nào đứt dùng mỏ hàn nối lại.
- Hỏng mắt thần bạn cần gọi nhân viên kĩ thuật sửa máy lạnh đến để sửa chữa vì nó liên quan tới bo mạch nên bạn không nên tự khắc phục.
4/ Máy lạnh bốc mùi hôi
Nguyên nhân:
- Do máy lạnh nhà bạn sử dụng lâu ngày không vệ sinh máy lạnh nên thường bị nấm mốc bám vào và gây ra mùi hôi.
Khắc phục:
- Dùng điều khiển bất chế độ ( Dry ) là chế độ hút ẩm làm lại thao tác này vài lần.
- Nên vệ sinh máy lạnh thường xuyên, định kỳ.
5/ Máy lạnh không chạy
Nguyên nhân:
- Không có điện nguồn.
- Đứt cầu chì hoặc vasitor.
- Lỏng mối nối điện.
- Ngắn mạch hay đứt dây.
- Thiết bị an toàn mở.
- Biến thế bị hư.
Khắc phục:
- Kiểm tra điện thế.
- Kiểm tra cỡ và loại cầu chì.
- Kiểm tra mối nối điện – xiết chặt lại.
- Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ.
- Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ.
- Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ.
6/ Máy lạnh bị chảy nước
Nguyên nhân:
- Do lâu ngày bụi bẩn bám vào làm tắc đường ống hoặc do đường ống khi thiết kế lắp đặt không có độ dốc nên nước bị ứ lại và chán nước ra ngoài.
Khắc phục:
- Sửa lại vị trí đường ống dẫn tạo độ dốc.
- Nhờ nhân viên kỹ thuật đến vệ sinh máy lạnh.
7/ Máy lạnh bị bám tuyết
Nguyên nhân:
- Do dàn lạnh bị bám bụi và lâu ngày không được vệ sinh.
- Do bị lỗi gas hoặc thiếu gas.
- Do khi lắp đặt nhân viên sơ ý làm ống đồng có điểm thắt.
Khắc phục:
- Nhờ nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra khắc phục lỗi rò gas, thường là bị mục ống dẫn ga, khoá gas bị hỏng.
- Vệ sinh máy lạnh thường xuyên, định kỳ.
8/ Máy lạnh không lạnh, yếu lạnh
Nguyên nhân:
- Do đường ống đồng bị rò rỉ ga. Hiện tượng này thường xảy ra do block máy kê không vững, khi máy chạy bị rung gây nên hiện tượng nứt ống đồng làm gas bị rò rỉ.
- Một nguyên nhân khác là nhân viên bảo trì đã không nạp đủ áp suất gas.
Khắc phục:
- Kiểm tra toàn bộ đường ống đồng để xác định vị trí rò rỉ. Hàn kín.
- Kiểm tra áp suất của gas khi nạp. Kiểm tra độ kín của mối hàn bằng xà bông. Nếu không thấy sủi bóng là OK.
9/ Máy nén chạy ồn
Nguyên nhân:
- Dư gas.
- Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
- Có các bulong hay đinh vít bị lỏng.
- Chưa tháo các tấm vận chuyển.
- Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy.
Khắc phục:
- Rút bớt lượng gas đã sạc bằng cách xả ga ra môi trường bằng khóa lục giác. Vị trí xả ra ngay tại đầu côn phía cuối của dàn nóng.
- Thay máy nén bằng cách đi mua máy nén đúng mã số, thương hiệu, đúng công suất và thay thế hoặc nhờ tới thợ thay thế.
- Vặn chặt các bulông hay vít, kiểm tra xem máy nén có đúng với tình trạng như ban đầu hay không.
- Tháo các tấm vận chuyển nhằm để cho hệ máy đỡ va chạm và gây kêu.
- Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác. Kiểm tra xem mặt đế đặt máy nén có bị xiên, lũng hay bị cong làm cho máy nén bị xiên và đụng với thành của võ dàn nóng – cục nóng và gây nên kêu. Kiểm tra xem các buloong phía dưới đáy máy nén xem có lỏng hay không. Nếu lõng thì xiết vừa phải nhé. Không được xiết chặt các buloong đó nhé.